Khái niệm État légal

État légal được nhà luật học người Pháp Raymond Carré de Malberg diễn giải thành khái niệm trong cuốn sách của ông mang tựa đề Contribution à la théorie générale de l'État xuất bản năm 1920. Thông qua tác phẩm này mà ông đã phân biệt ba hình thức nhà nước khác nhau: nhà nước cảnh sát, mà quyền lực hành động tự do theo cách độc đoán; "nhà nước pháp trị" (état de droits hoặc Rechtsstaat), ngụ ý thẩm quyền của luật bị quyền hiến định giới hạn; và "nhà nước hợp hiến" (état légal), thuộc kiểu nhà nước pháp quyền trao quyền ưu tiên cho thẩm quyền của luật đối với quyền hiến định. Trong một nhà nước dân chủ mà người dân được giao phó quyền lực – nói chung là thông qua phổ thông đầu phiếu – sự khác biệt giữa état légal và Rechtsstaat để lại hệ quả đáng kể. Trong tình huống đầu tiên, quyết định của đa số người dân được quy định thành luật theo quyết định, rồi sau mới được nhà nước đem ra áp dụng; trong khi ở Rechsstaat, nhà nước (hoặc đa số) bị giới hạn về bản chất của luật do một bộ quy tắc bảo vệ các quyền cơ bản và thiểu số đem ra vận dụng (ví dụ, tu chính án hiến pháp của Mỹ hoặc quyền cơ bản của hiến pháp Đức).[2][3]